Sơ đồ tổ chức công trường tiêu biểu năm 2021

Trong quá trình thi công, xây dựng các trình lớn, sơ đồ tổ chức công trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp điều hành và theo dõi sát tiến độ thi công, từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng hoặc chậm tiến độ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những thông tin hữu ích nhất về sơ đồ bộ máy này. Cùng đón đọc bạn nhé!

Ý nghĩa của sơ đồ tổ chức công trường

sơ đồ tổ chức công trường
Hình ảnh công trường đang thi công trên thực tế

Trong thực tiễn xây dựng, sơ đồ tổ chức công trường đã minh chứng vai trò quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của mình. Cụ thể:

– Là bộ máy giám sát toàn bộ quá trình xây dựng, đảm bảo thi công đúng tiến độ và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng mà nhà thầu đề ra. 

– Có thể linh hoạt xử lý các trường hợp phát sinh không mong muốn tại công trường. Từ đó đưa ra hướng giải quyết thích hợp, tránh ảnh hưởng tiến độ chung.

– Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ của bộ máy xây dựng từ cấp trên đến cấp dưới. Giúp hoàn thiện hệ thống giám sát trong từng bộ phận từ công ty đến công trường.

Từ những ý nghĩa to lớn trên, có thể nhận thấy việc xây dựng một bộ máy tổ chức nhỏ ngay tại công trường là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo mô hình dưới đây để tổ chức và hình thành bộ máy quản lý của riêng mình

Gợi ý mẫu sơ đồ tổ chức công trường phổ biến nhất hiện nay

sơ đồ tổ chức công trường
Mô hình quản lý công trường mẫu

Tùy theo từng loại công trình khác nhau mà các sơ đồ tổ chức cũng khác nhau. Bao gồm nhiều chức vụ và những yêu cầu vị trí khác nhau. Tuy nhiên mô hình tổ chức được trình bày dưới đây là phổ biến và được nhiều công ty áp dụng. Bao gồm các loại chức vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

– Chỉ huy trưởng công trình

Đây là vị trí quan trọng, nắm bắt quyền hành tổ chức tại công trường. Do đó yêu cầu có trình độ chuyên môn cao, cụ thể là kỹ sư chuyên ngành và sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng.

Có khả năng lãnh đạo thi công và quản lý công nhân tại công trình. Được Ban giám đốc ủy quyền công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các phương diện như kỹ thuật, chất lượng, tiến độ. Đồng thời phải thường xuyên báo cáo tình hình thực tế tại công trình.

Một số quyền hạn được phân công với vị trí này như sau:

  • Quyền bố trí, sắp xếp và phân công công việc cho các bộ phận trực thuộc quản lý. Giải quyết các sự vụ phát sinh nếu nằm trong quyền hạn được phân cấp.
  • Quyền xử lý vi phạm kỷ luật, đình chỉ tạm thời cán bộ hoặc công nhân nếu có biểu hiện vi phạm theo đúng quy chế của Công ty và các quy định thi công.
  • Giải quyết các công việc liên quan đến thanh toán và thu hồi vốn, sau đó báo cáo Ban quản lý công trình và các bên có liên quan.

– Bộ phận kỹ thuật 

Bao gồm những người có bằng kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện,….đã tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm trong thi công công trình. Hỗ trợ, giúp việc cho Chỉ huy trường trong công tác chỉ đạo, kiểm tra chất lượng. Đảm bảo thi công đúng tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

– Bộ phận KCS

Chức năng chính là giám sát, kiểm tra xây dựng cũng như đảm bảo chất lượng đầu vào của vật tư, vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng tại công trình. Báo cáo Ban Giám đốc nếu có sai phạm và gợi ý phương án giải quyết.

Điểm đặc biệt chính là bộ phận này hoạt động độc lập, không trực thuộc quyền quản lý của Ban chỉ huy công trường mà chịu quản lý của Ban Giám đốc Công ty.

– Bộ phận hành chính và tài vụ

Bao gồm hai tổ: tài vụ và hành chính. Theo đó tổ Tài vụ có chức năng chính là quản lý giấy tờ, vật tư và thiết bị sản xuất tại công trình. Đảm bảo cung ứng kịp thời, nhanh chóng các nguồn lực về tài chính cũng như vật tư. Tổ hành chính hỗ trợ Chi huy trưởng trong công tác quản lý giấy tờ và điều động, phân bổ nguồn nhân sự một cách hợp lý. Cung cấp đầy đủ số lượng người lao động cần thiết tại mỗi công trình.

– Đội thi công trực tiếp

Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các quy trình xây dựng, thi công và hoàn thiện công trình. Bao gồm: đội thi công cơ giới; đội thi công xây lắp; đội thi công cơ khí và điện…. Mỗi đội sẽ có đội trưởng và các kỹ sư chính chuyên trách cùng các công nhân chuyên ngành.

Thông thường biên chế cho phép sẽ dao động từ 10 đến 15 người. Tùy thời điểm mà số lượng có thể tăng cao để đáp ứng nhu cầu xây dựng kịp tiến độ. Trong quá trình thi công, nhân lực của đội cũng được điều động một cách hợp lý.

Hy vọng với mô hình sơ đồ tổ chức công trường phổ biến được trình bày trên đây, bạn có thể cân nhắc xây dựng mô hình riêng của Công ty. Đảm bảo phù hợp với văn hóa cũng như đặc trưng riêng, từ đó phát huy cao độ sức mạnh của bộ máy giúp việc tại công trường này đối với hệ thống tổng công ty.

Tìm kiếm tin tức

Đăng ký nhận tư vấn căn hộ cao cấp

Tin mới cập nhật