Thế kỷ mới, cuộc sống mới, bất cứ thứ gì cũng đổi mới hơn để thích hợp hơn với xã hội biến đổi từng ngày hiện nay. Nếu trong khoa học ngày càng thay đổi về phương tiện kỹ thuật, y tế ngày càng cải tiến cách thức chữa trị bệnh bằng máy móc để gia tăng sự chuẩn xác,… thì trong giáo dục, các giáo viên cũng đang từng ngày đổi mới phương pháp dạy để học sinh không còn cảm thấy nhàm chán và có hứng thú hơn trong việc học. Vậy tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh?
Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh?
Đối với giáo viên:
Tương tác gần gũi với học sinh hơn, nắm được điểm mạnh điểm yếu của từng học sinh để qua đó rút ra kinh nghiệm cho phương pháp dạy học của mình.
Kích thích khả năng tư duy sáng tạo của giáo viên, biết ứng xử khéo léo và dẫn dắt học sinh tham gia tích cực vào phương pháp dạy của mình.
Đối với học sinh:
Thay vì thụ động chỉ lắng nghe và tiếp nhận thì học sinh có thể tự tìm tòi và khám phá ra kiến thức mà bản thân cảm thấy hứng thú.
Biết vận dụng kiến thức đã học để ứng xử khéo léo trong mọi tình huống chứ không chỉ đơn giản học thuộc mặt chữ.
Định hướng cho học sinh cách tư duy sáng tạo và phát triển năng lực của bản thân.
Khi tất cả ý kiến của học sinh được tiếp nhận, bản thân học sinh sẽ tự tạo ra được năng lực sáng tạo và làm chủ bản thân.
Có trách nhiệm hơn trong các công việc riêng và chung, biết nhìn nhận và đánh giá vấn đề xảy ra.
Tổng hợp một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Kết hợp nhiều kỹ thuật trong giảng dạy vào một buổi học:
Giáo viên cần nắm rõ yêu cầu và sử dụng thành thạo kỹ thuật từ việc chuẩn bị cho đến việc giảng dạy trên lớp để tránh khiến học sinh không có hứng thú, nhàm chán, mệt mỏi.
Đưa ra các câu hỏi dạng hài hước và năng động, tránh câu hỏi dập khuôn máy móc công thức trả lời khiến học sinh mất đi khả năng tư duy sáng tạo.
Tạo ra các ” chất xúc tác”: làm nhóm, trả lời ghi điểm, thi đua trả lời,… khiến không khí nóng lên và sôi động, dễ phát huy được mọi mặt tích cực của học sinh.
- Đưa ra các vấn đề và tình huống:
Giáo viên cần chọn lọc các tình huống, vấn đề sao cho không quá phức tạp và đòi hỏi cần nhiều kỹ năng, tránh học sinh rơi vào thế bí và không dám trả lời.
Các tình huống, vấn đề thực tiễn đặt ra sẽ giúp học sinh nhìn nhận rõ hơn về cuộc sống, từ đó đưa ra các kỹ năng ứng xử khôn khéo trong mọi hoàn cảnh.
- Định hướng hành động của học sinh bằng việc áp dụng công nghệ thông tin:
Học sinh phát huy hết khả năng của cả tay và chân để tạo ra sản phẩm cho chính mình.
Công nghệ thông tin giúp giảm không khí tẻ nhạt trong lớp học và làm tăng sự thu hút của bài học với học sinh.
Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nghĩa là gì?
Nói đơn giản thì chính là chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách chỉ biết lắng nghe chuyển sang phối hợp cùng hành động và tranh luận giúp gia tăng sự tương tác giữa thầy cô và học sinh hay còn gọi là “tạo lửa”, học sinh với học sinh nhằm tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết để củng cố trí thức của học sinh.
Phương pháp này giúp rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế từ đó hình thành năng lực và hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất cho học sinh.
Khó khăn trong việc đổi mới
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới còn ít, đa số đều lựa chọn phương pháp dạy truyền thống là nghe- nói.
- Nhiều tổ chức vẫn không bỏ cách kiểm tra đánh giá thông qua điểm số, điều này khiến học sinh áp lực và dần dà coi việc học là điều nhàm chán nhất dẫn đến chểnh mảng, không năng nổ trong các buổi học.
- Phương tiện kỹ thuật ở một số trường vẫn còn chưa đầy đủ để hỗ trợ cho việc đổi mới.
Trên đây là tất cả thông tin và lý do tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh? Chúc các giáo viên tìm được phương pháp phù hợp với mình và các em học sinh sẽ luôn có một buổi học thật vui vẻ!