Những thông tin thú vị về khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời

Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời dài bao nhiêu? Khoảng cách này được tính như thế nào và có độ dai? Ai là người đã tính ra khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời ? Bài viết dưới đây sẽ giải mã những thông tin thú vị về mối quan hệ giữa hai thực  thể này đến với bạn đọc.

Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời

khoảng cách từ trái đất đến mặt trời

Vũ trụ luôn là đề tài rộng lớn gây sự tò mò cho những người quan tâm. Trong đó, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là một trong những khía cạnh được các nhà thiên văn học xưa chú ý. Những người khởi đầu trong công cuộc nghiên cứu về khoảng cách giữa đã sử dụng đơn vị Astronomical Unit (AU) để đo khoảng cách giữa các thiên thể với nhau trong hệ Mặt trời. Chẳng hạn như Mặt Trời cách Mộc Tinh là 5,2 AU hoặc đoạn đường từ Hải Vương Tinh đến Mặt Trời khoảng 30,07 AU.

Để quy đổi từ đơn vị AU sang những đơn vị đo khoảng cách phổ biến như kilômét (km), các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp Radar Raging. Với sự phát triển của tàu vũ trụ và radar, khoảng cách giữa các vật thể trong vũ trụ đã có số liệu tương đối cụ thể. 1 AU được quy đổi ra giá trị tương đương với 1.5 x 108 km. Hằng số Gaussian đại diện cho chuyển động trung bình của Trái đất có mối quan hệ với khối lượng của Mặt trời. Vì thế khi khối lượng của Mặt trời giảm đi do tỏa năng lượng, giá trị AU cũng sẽ thay đổi. Cuối cùng, Trái đất và Mặt trời được cho rằng chúng cách nhau 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km).

Người đã tính ra khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời

khoảng cách từ trái đất đến mặt trời

Vào khoảng năm 250 trước Công nguyên, nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchus đã là người đi tiên phong trong việc xác định quãng đường từ Trái đất đến Mặt trời. Ông đã sử dụng những công cụ toán học thuần kết hợp với những thông tin về pha của Mặt Trăng và quy ước góc tạo bởi Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở các pha trước. Từ đó, ông đã kết luận rằng Mặt trời nằm ở rất xa Trái Đất với một khoảng cách gấp 20 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất tới Mặt trăng. Tuy rằng kết quả của ông chỉ mang tính tương đối nhưng đây cũng là nền móng để các nhà khoa học ở các thế hệ sau tìm ra được con số chính xác về độ dài từ Trái Đất đến Mặt trời trong không gian vũ trụ.

Vào năm 1653, Christiaan Huygens, nhà thiên văn học người Hà Lan, đã áp dụng những phương pháp về hình học và sự ước lượng để thực hiện công cuộc tìm khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Trước tiên, ông đã thực hiện bài toán liên quan đến các góc của tam giác sao Kim – Trái đất –  Mặt trời và dự đoán kích thước của sao Kim. Tiếp đến, ông thực hiện tính toán khoảng cách từ Kim tinh đến Trái đất và cộng với các góc của tam giác. Từ đó, ông tính độ dài kết nối Trái đất với Mặt trời. Tuy nhiên, phương pháp tính của ông không có cơ sở thực tế và chỉ dựa trên những suy đoán.

Trong năm 1962, nhà toán học người Ý Giovanni Domenico Cassini cũng đã tiếp tục hành trình tìm ra khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời. Ông đã thực hiện điều này cùng người cộng sự Jean Richer. Cả hai đã đo khoảng cách giữa vị trí Trái đất và Sao Hỏa và từ đó tính toán đoạn đường từ vị trí của Trái đất tới Mặt trời. Mặc dù có sự nghiên cứu và đưa ra chiến lược tính toán mới  nhưng điều này vẫn chưa mang lại kết quả có độ tin cậy cao.

Đến thế kỷ 20, vào năm 1960, tàu vũ trụ và radar ra mắt công chúng. Con người đã tận dụng sự phát triển của khoa học và công nghệ để hoàn thành công việc tìm ra khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Sóng vô tuyến sẽ được truyền đến hành tinh và nó sẽ bị phản xạ. Con người sẽ lấy thời gian khứ hồi nhân với tốc độ ánh sáng nhân với tốc độ ánh sáng 300.000 (km/s) sẽ được kết quả là  2 lần khoảng cách từ điểm phát sóng đến hành tinh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đo trực tiếp từ Mặt trời vì toàn bộ sóng vô tuyến sẽ bị “vô hiệu hóa” khi tiếp xúc với bề mặt Mặt trời.

Sau mọi công cuộc nghiên cứu để tìm ra con số chỉ khoảng cách liên kết Trái đất với Mặt trời, con số 149.597.870.700 mét chính là kết quả cho bài toán này. Con số này được Hiệp hội Thiên văn học quốc tế thông qua vào tháng 8 năm 2012. Nó dựa trên tốc độ ánh sáng đồng thời không liên quan đến khối lượng Mặt trời.

Những thông tin khác liên quan đến Trái đất và Mặt trời

khoảng cách từ trái đất đến mặt trời

Ngoài những điều liên quan đến khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời phía trên, bài viết sẽ cung cấp thêm những thông tin khác về mối quan hệ giữa hai thiên thể này. Chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ vì những thông tin thú vị dưới đây:

  • Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một lỗ hổng trên Mặt trời và cho rằng nó sẽ gây ra các sự kiện chấn động cho Trái đất. Lỗ hổng này có kích thước lớn hơn 50 lần so với kích thước của Trái đất. Các nhà khoa học cảnh báo rằng khi ấy gió Mặt trời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến khía cạnh công nghệ của nhân loại. Cụ thể, Internet và đường dây điện thoại sẽ bị đứt.
  • Không khí trên Trái Đất chính là nguyên nhân làm cho Mặt trời có màu vàng và khí gas đã phân tán ánh sáng vàng này. Đó cũng là lý do tại sao Mặt trời lại có màu cam đỏ như một khối lửa vào hoàng hôn.
  • Tuổi đời của Mặt trời khoảng 4,5 tỷ năm, còn khá “trẻ” so với tuổi của Trái đất (13,8 tỷ năm). Khi kích thước của nó mỗi lúc mỗi lớn, nó sẽ hủy hoại các hành tinh gần nó và kể cả sự sống của con người.
  • Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là một khoảng cách lý tưởng để nhận được sự cân bằng năng lượng. Khi ánh sáng dành cho Trái đất tăng 10% qua từng năm, Trái đất sẽ ngày càng nóng lên và nó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với sao Kim – một hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời. Khi đó, sự sống của con người sẽ bị tiêu diệt.

Bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả thông tin về khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Vũ trụ vẫn còn rất nhiều bí mật đang đợi con người khai phá. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và đón đọc bài viết.