HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẦN BIẾT

Một buổi học sẽ thật nhàm chán nếu giáo viên chỉ tập trung giảng bài theo mô típ truyền thống hay học sinh chỉ yên lặng nghe giảng và trả lời theo yêu cầu. Buổi học muốn đạt đến hiệu quả cao, cần có sự cọ xát không khí giúp tình hình trong lớp nóng lên và sôi động bằng phương pháp dạy mới mẻ chứ không đơn giản là nghe và nói nữa. Vậy nên, hôm nay ta sẽ tìm hiểu về hệ thống các phương pháp dạy học cần biết nhé.

Hệ thống các phương pháp dạy học cần biết

Nhóm diễn giảng:

  • Theo các bước: thuyết trình – thông báo – tái hiện:

Đây là một phương pháp mang tính thụ động khá cao bởi đơn giản, phương pháp này chính là: giáo viên sẽ diễn giải kiến thức và nêu ra phần trọng tâm, học sinh từ đó sẽ học thuộc và trả lời các câu hỏi kiến thức liên quan.

hệ thống các phương pháp dạy học

  • Nêu vấn đề:

. Giáo viên sẽ trình bày các kiến thức theo logic hợp lý với dạng nêu ra vấn đề gợi mở: câu hỏi, tình huống,…

. Học sinh quan sát và suy nghĩ về vấn đề, từ đó đưa ra câu trả lời, nắm rõ kiến thức.

.Phương pháp này giúp lượng kiến thức phức tạp và khó sẽ dễ dàng hấp thu hơn với học sinh, đồng thời kích thích tư duy và khả năng vận động não bộ của cả học sinh lẫn giáo viên. Tuy nhiên, nếu giáo viên không biết cách dẫn dắt và gợi mở, phương pháp này ngược lại sẽ làm học sinh càng thấy nhàm chán và mệt mỏi.

  • Đàm thoại:

Giáo viên chuẩn bị một câu hỏi để đưa ra cho học sinh trả lời theo hình thức tranh luận.

Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình, trao đổi tranh luận với giáo viên để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Phương pháp kích thích tính tích cực, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực diễn đạt một cách khoa học và hợp lý đồng thời qua đó,giáo viên có thể thấy chất lượng dạy học của mình để kịp thời thay đổi và điều chỉnh.

hệ thống các phương pháp dạy học

  • Làm việc với sách vở và tài liệu:

Cách thức này khá đơn giản, giáo viên cho học sinh thời gian để tìm hiểu và chọn lọc thông tin cần ghi nhớ trong sách, tài liệu,… và tổ chức hỏi đáp giúp học sinh vừa ghi nhớ kiến thức vừa biết phân tích kiến thức.

hệ thống các phương pháp dạy học

Nhóm trực quan:

Sử dụng phương tiện kỹ thuật:

Củng cố kiến thức của học sinh bằng việc sử dụng phương tiện kỹ thuật, giúp học sinh nắm bắt thông tin đầy đủ nhất.

Phương pháp này phát triển được tư duy một cách trừu tượng và hình thành khái niệm về đối tượng của học sinh, làm thỏa mãn hứng thú khám phá của học sinh và không bị dựa dẫm nhiều vào tài liệu.

Nhóm thực hành:

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành để khám phá kiến thức mới,bao gồm việc luyện tập, ôn và làm việc trong phòng thí nghiệm…

Điều này giúp rèn luyện và củng cố kiến thức cho học sinh, phát triển và tạo tính độc lập, tinh thần chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của học sinh.

Vài nét về phương pháp dạy học:

  • Phương pháp dạy học là những cách thức giúp sự tương tác giữa giáo viên và học sinh ở trong lớp học đạt được các mục tiêu của việc dạy học.
  • Phương pháp dạy cần luôn luôn đổi mới, vận động liên tục để học sinh cũng như giáo viên sẽ không cảm thấy tiết học nhàm chán. Giả sử như bạn đến lớp và mỗi ngày mỗi ngày đều lặp lại một việc là nghe giảng trong khi giáo viên thì chỉ việc giảng bài thì nhất định sẽ khiến tinh thần chán học ngày càng tăng lên.

Các điều cần lưu ý trong các phương pháp dạy học:

  • Cần có sự phối hợp giữa người dạy và người học, không chỉ nên thụ động mỗi một bên trong tiết học.
  •  Đổi mới vai trò, người dạy là người tư vấn và giải đáp các thắc mắc còn người học mới là người quyết định và giải quyết triệt để vấn đề.
  • Quá trình dạy học phải tạo ra được tính tích cực, không nên thụ động và dập khuôn theo một trình tự đã sắp xếp.
  • Tránh lặp đi lặp lại một phương pháp dạy sẽ khiến cả người dạy và người học đều cảm thấy nhàm chán và tẻ nhạt, dẫn đến không đạt mục tiêu dạy học.
  • Nên đánh giá kết quả dựa trên quá trình học tập và hoạt động chứ không phải nhất thiết là phải theo bài kiểm tra để lấy điểm số.

Trên đây là hệ thống các phương pháp dạy học cần biết. Mong các bạn sẽ tìm ra và chọn phương pháp dạy phù hợp với mình.