9 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận ở Việt Nam có thể bạn chưa biết?

Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là sản phẩm tinh thần được gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian vănliên quan. Đây là những di sản có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các phương tiện như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Điểm danh những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam

di sản văn hóa vật thể được unesco công nhận

Sau đây là  những di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được ghi danh vào những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nhã nhạc cung đình Huế

Một buổi trình diễn Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Vào năm 2008 Nhã nhạc cung đình Huế  Việt Nam chính thức được Unesco ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận đại diện của nhân loại.

Nhã  nhạc là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ của triều đình, tượng trưng cho quyền lực và sự trường tồn của vương triều. Không những thế, nhã nhạc còn bày tỏ sự cung kính và biết ơn đối với  các vị thần, vua chúa, và thể hiện những giai điệu âm vang từ vũ trụ.

Ngày nay, trong các buổi lễ quan trọng hay các ngày kỷ niệm, ngày đăng quang người ta thường giới thiệu nhã nhạc đến với bạn bè khắp năm châu. Nhã nhạc còn được dùng như là nguồn cảm hứng để sáng tác nên những bản nhạc độc đáo của âm nhạc Việt Nam đương đại.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng ở Tây Nguyên

di sản văn hóa vật thể được unesco công nhận

Không gian văn hóa Cồng Chiêng miền Trung Việt Nam được  UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005. Đây là loại hình âm nhạc nguyên bản, sử dụng những nhạc cụ tự chế tạo thô sơ ( cồng, chiêng) của các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên huyền bí.

Các  bản nhạc tấu bằng cồng chiêng được người dân tộc Tây Nguyên chơi trong các dịp lễ hội như Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước… Cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa của của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Dân ca Quan họ

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi khai sinh ra những làn điệu dân ca, mà trong đó có dân ca Bắc Giang và Bắc Ninh là tiêu biểu nhất. Dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam vào năm 2009.

Quan họ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian hay còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa. Điệu hát Quan họ là một nét sinh hoạt văn hóa để người dân Kinh Bắc và một số vùng lân cận, họ “chơi” Quan họ để giao lưu, kết bạn với những ai có cùng sở thích, có tình yêu văn nghệ truyền thống.

Ca trù

di sản văn hóa vật thể được unesco công nhận

Ca trù được thịnh hành từ thế kỷ thứ 15, là một một loại hình nghệ thuật truyền thống miền Bắc Việt Nam. Ca trù được người trong cung đình và giới quý tộc thời đó yêu thích và được phát triển đến đỉnh cao. Nghệ thuật ca trù là sự phối trộn độc đáo giữa thơ ca và âm nhạc tạo nên những giai điệu và triết lý sống cao sâu. Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể Việt Nam cần bảo vệ khẩn cấp.

Ca trù có  hình thức đa dạng với khoảng 56 hình thức âm nhạc hoặc giai điệu khác nhau. Các hình thức đa dạng của ca trù là để đáp ứng nhiều mục đích xã hội với cá kiểu biểu diễn như  hát thờ, hát để giải trí, hát trong cung đình và hát thi.

Hội Gióng

Hội Gióng là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lễ hội truyền thống này được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng. Hội Gióng tại đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào năm 2010.

Hát xoan Phú Thọ

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình)  được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2011. Hát Xoan bao gồm hát, múa, đánh trống và vỗ tay. Đây là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng, một tín ngưỡng bắt nguồn từ phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào một năm mới sắp đến. Những làng gốc có hát Xoan là những làng cổ nằm ở trung tâm nước Văn Lang xưa nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, mà chủ yếu là tại tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.

Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử – di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2013

Đây là những bản nhạc, những bài hát của người dân miền sông nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói về cuộc sống và công việc. Đờn ca tài tử được chơi trên nhiều loại nhạc cụ khác nhau gồm đàn nguyệt, đàn tranh mười sáu dây, đàn nhị dây, bộ gõ, đàn bầu lê, đàn bầu và sáo trúc, mỗi nhạc cụ mang lại một âm điệu khác nhau và có một cách chơi riêng.

Tại nhiều sự kiện như lễ hội, lễ giỗ và lễ kỷ niệm những bản nhạc đờn ca tài tử được đem ra biểu diễn. Đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và ghi tên vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2013.

Ví dặm Nghệ Tĩnh

Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca thường xuyên diễn ra  trong đời sống văn hóa của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví dặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2014.

Với những thông tin về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận trên đây, hy vọng có thể giúp bạn có thêm những kiến thức mới về di sản văn hóa Việt Nam để cùng chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu này.