CẦU TRỤC LÀ GÌ. CÁC LOẠI CẦU TRỤC PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Cầu trục là gì?

Cầu trục, hay còn được biết đến với tên gọi cẩu trục, cầu trục công nghiệp là một thiết bị cơ khí được sử dụng để di chuyển vật cồng kềnh hoặc có trọng lượng lớn. Cầu trục có thể được vận hành bằng điện hoặc bằng khí nén. Người vận hành sẽ dùng tay bấm điều khiển, điều khiển từ xa hoặc ngồi trong ca bin vận hành để điều chỉnh chuyển động cầu trục. Bởi tính đa dụng, chịu được trọng tải lớn, nên nó được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng công trình, bốc xếp hàng hóa trong kho xưởng, kho bãi ngoài trời và các ga tàu hoặc bến cảng. Dưới đây Việt Dương sẽ giải đáp cho bạn.

Các dòng cầu trục hiện nay

2.1 Cầu trục dầm đơn:

Loại cầu trục này có cấu tạo kiểu một dầm chính kết nối với dầm biên ở hai đầu. Cầu trục dầm đơn được trang bị một pa lăng hoặc một hệ thống nâng di chuyển ở vị trí phía dưới dầm chính. Chính vì vậy loại cầu trục dầm đơn này hay còn được gọi là cầu trục chạy dưới.

2.2 Cầu trục dầm đôi:

Cầu trục dầm đôi có cấu tạo gồm hai dầm chính được kết nối với hai bộ dầm biên ở hai đầu. Loại cầu trục này thường được trang bị một pa lăng dầm đôi để di chuyển phía trên dầm chính. Pa lăng này có cấu tạo là một bộ khung pa lăng cùng với bốn bánh xe độc lập.

2.3 Cầu trục quay:

Cầu trục quay là loại cầu trục mà thanh cần vận hành bằng cách quay quanh trụ đứng gắn lên tường hoặc quay xung quanh một cột được cố định.

2.4 Cầu trục dựa tường:

Cầu trục dựa tường có một bên dầm chạy được gắn lên tường của nhà xưởng. Loại cầu trục này có khả năng di chuyển tương tự như các loại cầu trục dầm đơn, dầm đôi.

2.5 Cầu trục monorail:

Đây là loại cầu trục được cố định hai đầu dầm. Phần Pa lăng chỉ di chuyển theo hướng phải, trái theo chiều dài dầm chính.

2.6 Cầu trục treo:

Đây là loại cầu trục mà bộ phận di chuyển cầu trục (dầm biên) được treo bên dưới dầm đỡ ray. Vì cấu tạo của chúng gần giống như cầu trục dầm đơn nên hai loại này khá dễ bị nhầm lẫn với nhau.

2.7 Cầu trục dầm hộp:

Cầu trục dầm hộp có cấu tạo dầm chính dạng hộp được ghép lại từ các tấm thép. Dầm chính dạng hộp có ưu điểm đó là giúp tăng cường khả năng chịu tải của cầu trục, ngoài ra còn giúp mở rộng tim ray pa lăng (xe con).

2.8 Cầu trục dạng dàn không gian:

Cầu trục dạng dàn không gian có cấu tạo dầm chỉnh kiểu giàn, được cấu tạo từ các loại thép hình, bố trí dọc, ngang theo dầm chính để giúp nâng cao khẩu độ cũng như tải trọng của cầu trục.

2.9 Cầu trục dầm L:

Loại cầu trục dầm L này có dầm cầu trục cấu tạo bằng loại thép hình chữ L được đúc theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, đôi khi có thể là thép hình chữ H tổ hợp.

2.10 Cầu trục tháp:

Loại cầu trục này thường được gọi là cần trục tháp, được sử dụng để nâng hạ và di chuyển vật nặng ở các nơi có công trường xây dựng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng ở tại các cảng biển, hoạt động ở các ga tàu, nên cầu trục tháp cũng được gọi với cái tên là cầu trục cột hoặc cầu trục chân đế.

2.11 Cầu trục Stacker:

Cầu trục Stacker là loại cầu trục mà bộ phận thiết bị dùng để vận hành nâng hạ vật không phải là pa lăng. Loại cầu trục này được trang bị một cấu tạo nâng hạ đặc biệt, chuyên dụng cho các điều kiện cụ thể.

Ứng dụng của cầu trục

Với khả năng vận chuyển các loại vật liệu, hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn nên có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng:

  • Trong công nghiệp sản xuất hàng hóa: Cẩu trục được sử dụng để di chuyển các bộ phận và bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
  • Trong việc vận chuyển ở các kho bãi: Cẩu trục sẽ được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa lỉnh kỉnh hoặc có tải trọng lớn, kích thước lớn nhập và xuất kho.
  • Trong công nghiệp kỹ thuật lắp ráp, lắp ghép sản phẩm: cầu trục được người ta dùng nâng giữ các chi tiết đang trong quá trình lắp ráp, lắp ghép.
  • Trong công nghiệp vận chuyển, vận tải: Cầu trục có khả năng nâng hạ các hàng hóa, vật phẩm từ dây chuyền sản xuất lên các phương tiện vận tải.