Hiện nay, bản vẽ trần thạch cao vô cùng cần thiết trong thiết kế xây dựng. Bản vẽ này giúp gia chủ cũng như đơn vị thi công định hình toàn bộ cấu trúc ngôi nhà, phương án thi công. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về trần thạch cao và bản vẽ cad trần thạch cao. Hãy cùng xem một số bản vẽ trần thạch cao đẹp của chúng tôi nhé!
Cấu tạo của một số loại trần thạch cao
Trước khi tìm hiểu bản vẽ cad trần thạch cao, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo trần thạch cao và một số loại trần thạch cao. Việc tìm hiểu cấu tạo trần thạch cao luôn là điều kiện cần giúp thiết kế mẫu trần thạch cao phù hợp cho từng công trình. Yếu tố giúp cho công trình nhà cửa, công ty trở nên hoàn hảo hơn.
Trần thạch cao khung chìm
Trần thạch cao khung xương chìm có cấu tạo ẩn giấu bên trong các tấm thạch cao. Khi hoàn thiện công trình bạn sẽ không thấy bộ phận này, nhìn giống như trần nhà được làm bằng bê tông.
Trần thạch cao khung chìm là sự kết hợp giữa các tấm thạch cao và khung xương. Trong đó khung xương được định hình bằng chữ U rồi gắng kết với nhau nhờ ốc vít, sau đó đặt các tấm thạch cao lên trang trí cho trần. Khung xương có vai trò nâng đỡ các tấm thạch cao.
Ưu điểm nổi bật của loại này là mang lại tính thẩm mỹ cho công trình, dễ dàng trang trí, tạo nên những mẫu thiết kế độc đáo với những hình hoa văn kết hợp với những mẫu đèn trần. Tuy nhiên, quá trình thi công trần thạch cao sẽ tốn nhiều kinh phí. Khi bị hư hỏng sẽ rất khó khăn khắc phục và sửa chữa.
Trần thạch cao khung nổi
Trần thạch cao khung nổi được thi công phổ biến ở các văn phòng, công ty, loại trần này còn được gọi là trần thả. Khi khung xương đã được lên sẵn bản vẽ thiết kế, những tấm thạch cao có kích thước 60/60 áp đặt lên trên các bộ phận này.
Ưu điểm nổi bật của trần thả là tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt, giúp che khuất các phần khuyết điểm của công trình như dây điện, ống dẫn, trần mái tôn, ống nước…Khi bị hư hỏng ta chỉ cần thay mới một tấm trần thạch cao là mọi việc đã được giải quyết. Vì vậy, quá trình khắc phục, sửa chữa khá dễ dàng. Tuy nhiên, trần thạch cao khung xương nổi không mang tính chất trang trí.
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp có cấu trúc phức tạp hơn trần phẳng, thuộc loại trần chìm. Trần thạch cao này tạo thành các khối, hộp trên trần. Khung xương được lồng ghép với các tấm thạch cao tạo thành từng lớp cách biệt rồi phân cấp theo từng tầng 1,2, 3…Các loại trần thạch cao giật cấp phổ biến nhất hiện nay là 1 cấp và 2 cấp. Kích thước của trần thạch cao giật cấp phụ thuộc vào kết cấu và mẫu mã thiết kế.
Trần thạch cao giật cấp có ưu điểm giúp trần nhà của bạn trở nên sang trọng hơn, không bị đơn điệu và mang tính nghệ thuật cao. Việc kết hợp đèn chiếu sáng và trần thạch cao giật cấp sẽ mang lại cho bạn một không gian có tính thẩm mỹ cao nhất. Điểm nhấn ấn tượng của trần thạch cao giật cấp sẽ tạo nên nét riêng biệt, phù hợp với phong cách và sở thích của mỗi gia đình. Trần thạch cao giật cấp được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi giá thành lại không quá cao.
Bản vẽ cad trần thạch cao
Bản vẽ cad trần thạch cao được xây dựng từ phần mềm AutoCad. Một phần mềm rất dễ quản lý và sử dụng, được đa số nhà thiết kế lựa chọn sử dụng. Công cụ này tạo ra những chi tiết trong bản vẽ giúp chủ nhà hoặc các đơn vị thi công có thể đo lường, tính toán và báo giá một cách chính xác nhất.
Bản vẽ cad trần thạch cao là thư viện cần thiết trong bản vẽ thiết kế xây dựng, thi công các công trình. Hiện nay, đa số các công trình nhà ở hay công ty đều được thi công trần thạch cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng bản vẽ trần thạch cao ngày càng được quan tâm. Sau đây hãy cùng chúng tôi xem một số bản vẽ trần thạch cao đẹp, được ưa chuộng hiện nhất nhé!
Từ những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đọc có thể lựa chọn cho mình bản vẽ cad trần thạch cao hợp lý để thực hiện thi công trần thạch cao phù hợp với sở thích cũng như kinh tế của mình. Bên cạnh đó, giúp bạn có được một trần nhà sang trọng và tinh tế hơn nhé!