Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học thuộc khối kiến thức chung của khá nhiều trường đại học hiện nay. Tuy nhiên, vì là một môn học khá trừu tượng và là môn học đại cương nên thường ít được các bạn sinh viên quan tâm, hay chỉ học lấy lợi, học cho qua. Để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin tham khảo về cơ sở văn hóa Việt Nam cũng như dễ dàng tra cứu thêm thông tin bên ngoài và hỗ trợ cho dịch thuật thì bài viết này ngoài những thông tin chia sẻ về văn hóa Việt Nam, sẽ cung cấp thêm thông tin cơ sở văn hoá Việt Nam tiếng anh là gì và một số môn liên quan để bạn thuận tiện tra cứu và học tập.
Cơ sở văn hóa Việt Nam Tiếng Anh
Cơ sở văn hóa Việt Nam Tiếng Anh là gì? Và những khái niệm cơ bản về văn hóa Việt Nam
Sau đây là tên Tiếng Anh của môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam và một số môn học liên quan:
Trong tiếng anh, “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” được dịch ra là “ Vietnamese Culture “. Trong đó “ Culture” có nghĩa là “ văn hóa, văn minh”. Ngoài ra, mình xin cung cấp thêm một số môn học liên quan khác bằng tiếng anh để các bạn sinh viên dễ dàng tra cứu:
STT | Tên môn học Tiếng Việt | Tên môn học tiếng Anh |
1 | Triết học Mác-Lênin | Marxism-Leninism Philosophy |
2 | Cơ sở ngôn ngữ | Linguistics |
3 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Vietnamese Culture |
4 | Nhập môn báo chí | Introduction to Journalism |
5 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Scientific Socialism |
6 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam | Vietnam Communist Party’s Revolutionary Platform |
7 | Xã hội học | Introduction to Sociology |
8 | Chính trị học | Introduction to Political Sciences |
9 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Ho Chi Minh’s Ideology |
10 | Tâm lý học | Introduction to Psychology |
Bảng liệt kê một số môn học đại cương bằng Tiếng Anh
Cơ sở văn hóa Việt Nam là gì?
Như đã trả lời cho câu hỏi “ Cơ sở văn hóa của Việt Nam Tiếng Anh là gì?”, tiếp theo sẽ là một số kiến thức về môn cơ sở văn hóa Việt Nam để cung cấp thêm những kiến thức căn bản về văn hóa Việt Nam.
Đại cương cơ sở văn hóa Việt Nam
Định nghĩa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, được con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, và trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, kể cả đời sống tâm linh của người Việt. Theo nghĩa rộng thì văn hóa hóa gồm tất cả từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động…
Văn hóa là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh của con người trong vùng lãnh thổ sinh sống. Văn hóa Việt Nam chính là ý thức về ngôn ngữ, lịch sử,kinh tế chính trị xã hội,đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam. Cùng với đó cũng chính là sự tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong sự giao lưu với các dân tộc khác trên thế giới.
Tại sao sinh viên nên học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam?
Là một công dân Việt Nam, thiết nghĩ bất kỳ ai cũng cần phải hiểu rõ về nền văn hóa của đất nước, của dân tộc mình. Vì thế, môn học này là để giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, qua đó hun đúc thêm tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc. Những thông tin cung cấp trong môn học này sẽ giúp người học nắm vững những kiến thức như sự hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; hiểu rõ hơn được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận định về các mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa trong quá trình hội nhập với các nước bạn.
Những nội dung tóm tắt của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khi học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, sinh viên sẽ biết được những kiến thức sau:
- Khái niệm cơ bản và quan trọng về văn hóa, đặc trưng văn hóa.
- Nhận diện được những vùng văn hóa trên đất nước Việt Nam;
- Tiến trình lịch sử lâu dài của văn hóa Việt Nam từ khởi thủy cho đến ngày nay.
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội mở rộng kiến thức và tư duy qua việc tìm hiểu các thành tố văn hóa như: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa giao tiếp ứng xử và sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây đối với Việt Nam.
Các đặc trưng và chức năng chính của văn hóa
Nhắc đến đặc trưng của văn hóa thì phải kể đến tính hệ thống, tính giá trị và tính nhân sinh.
Tính hệ thống giúp phát hiện ra những mối liên hệ giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện những quy luật hình thành và phát triển của nó trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Lễ hội đón Trung Thu – Nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam
Tính giá trị là để phân biệt giá trị với phi giá trị, là thước đo nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa theo mục đích được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa được chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ; theo thời gian thì chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt cá giá trị văn hóa giúp ta đưa ra được những nhận định đúng đắn, khách quan về các giá trị văn hóa.
Đặc trưng cuối cùng là tính nhân sinh. Dựa vào tính nhân sinh giúp người ta phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Do đó, văn hóa như sự liên kết giữa con người với nhau, giữa đất nước này và đất nước khác.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết được những giá trị tài sản quý báu,đó là những giá trị văn hóa về cả vật chất và tinh thần. Vì thế, khi tiếp cận với môn học này, bạn đừng chỉ dừng lại ở câu hỏi Cơ sở văn hóa tiếng anh là gì?, mà hãy chịu khó tìm hiểu và học hỏi để hiểu biết thêm về những giá trị tinh hoa của dân tộc mình, bạn nhé!